Thích nghi với xu hướng kinh doanh trên mạng
“Mỗi ngày Việt Nam có tới 30 triệu lượt, tương ứng với 1/3 dân số, truy cập Internet và con số này đã đưa Việt Nam vào top 20 nước trên thế giới có lượng truy cập Internet nhiều nhất” - ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Bộ Công Thương cho biết tại hội thảo “Xu hướng phát triển thương mại điện tử” được tổ chức vào trung tuần tháng 11 tại Hà Nội.
Theo ông Linh thì đó là một con số rất lớn mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức/doanh nghiệp muốn khai thác kinh doanh trên môi trường mạng. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam tiềm năng, lợi nhuận mang lại từ Internet còn chưa tương xứng, bởi có nhiều nước lượng truy cập ít hơn nhưng lại mang đến lợi ích lớn hơn.
Người
Việt truy cập gì từ Internet? Tìm kiếm là công vụ được truy cập nhiều
nhất, các chứng từ hay hợp đồng điện tử và thanh toán vẫn gây quan ngại
và chưa được sử dụng rộng rãi. Nguyên do là người dùng còn lo lắng nhiều
đến các vấn đề (xếp theo thứ tự ưu tiên): An ninh thông tin, nhận thức,
thanh toán điện tử, logistic và môi trường pháp lý.
Còn
theo kết quả điều tra sơ bộ tình hình ứng dụng thương mại điện tử
(TMĐT) tại các DN phục vụ Chương trình chỉ số TMĐT 2012 cho thấy, hầu
hết các DN đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh với các mục tiêu
chủ yếu là quảng bá, giới thiệu DN, trao đổi thông tin kinh doanh và
chăm sóc khách hàng. Trên 40% DN tham gia điều tra có website và 12% DN
tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động kinh doanh trên các website cho phép
đặt hàng trực tuyến, 20% DN cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu
quả cao.
Tại hội
thảo hầu hết các diễn giả chia sẻ các kinh nghiệm kinh doanh trên môi
trường mạng, cũng như xu hướng phát triển và các mô hình kinh doanh trực
tuyến có khả năng tác động tới thương mại điện tử trong thời gian tới.
Hội
thảo “Xu hướng phát triển thương mại điện tử” là một hoạt động hướng
tới kỉ niệm 15 năm Internet Việt Nam, đồng thời là một sự kiện thuộc
Chương trình chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2012.
Hội
thảo do VECOM chủ trì tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Internet
Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông
tin thuộc Bộ Công Thương. Báo Kinh tế Việt Nam là đơn vị bảo trợ thông tin cho sự kiện này.
|
PGS.TS
Lê Danh Vĩnh - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
cho biết, dưới sự tác động của TMĐT, môi trường kinh doanh trực tuyến
tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như tạo ra áp lực canh tranh gay gắt đối
với DN. DN nào nắm bắt được xu thế mới có thể lớn mạnh nhanh, DN nào lỗi
nhịp với xu hướng mới có thể mất khách trong một thời gian rất ngắn.
Các
DN được khuyến cáo nên tận dụng những cơ hội từ công nghệ điện toán đám
mây, thuê dịch vụ và tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh trực
tuyến hay dựa vào sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động
thông minh (smartphone, máy tính bảng) để tạo ra bước đột phá trong
thương mại điện tử. Tiếp thị trực tuyến và thanh toán qua di động cũng
được xem là những xu hướng mới giúp DN có thêm cơ hội.
Theo
các diễn giả, việc nắm bắt các xu hướng mới trong TMĐT đã khó nhưng còn
khó hơn khi thay đổi chiến lược kinh doanh của DN phù hợp với các xu
hướng mới này trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT còn
khan hiếm. Theo ông Nguyễn Văn Thoan - Trưởng Bộ môn TMĐT Trường ĐH
Ngoại Thương, chìa khóa cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đó là vấn đề
đào tạo nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao với xu hướng tất yếu là đẩy
mạnh đào tạo trực tuyến và tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với
các tổ chức, hiệp hội và DN.
Về
mặt pháp lý, ông Linh cho biết, Chính phủ và các Bộ, ngành rất quan tâm
tới việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển TMĐT. Hiện
Bộ Công Thương đang hoàn thiện Nghị định mới về TMĐT 2012 (dự kiến sẽ
hoàn thành vào quý I/2013). Song song với nghị định về TMĐT, Cục TMĐT và
công nghệ thông tin sẽ hoàn thiện tiếp Nghị định xử phạt vi phạm trong
TMĐT (dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2013)./.